Kinh nghiệm thi cao học tại Nhật

Tuan_51KTWRU

Thành Viên Mới
Bài viết là ý kiến chủ quan về kinh nghiệm của mình từ lúc sang Nhật cho đến lúc đỗ cao học ( 1 năm 8 tháng ) , nhằm trợ giúp cho các bạn có thêm thông tin tham khảo nếu như có ý định học cao học tại Nhật Bản. Vì vậy chắc chắn cũng có nhiều sai sót , mong mọi người đóng góp thêm ý kiến. Bài viết này có 2 phần :

Phần I là Tổng quan về việc học cao học tại Nhật

Phần II Hướng dẫn cách viết Bản kế hoạch nghiên cứu (研究計画書), và lý do xin vào trường (志望理由書)

Mình sẽ viết phần I trước , nếu nhận được phản hồi tích cực sẽ viết tiếp phần II.

Phần I: Tổng quan về việc học cao học tại Nhật

1 Kì thi cao học ở Nhật

Nhật Bản có 2 kì nhập học cao học là tháng 10 và tháng 4 hàng năm, trong đó tháng 4 có số lượng chỉ tiêu cao nhất. Tùy vào từng trường sẽ có tổ chức số lượng kì thi khác nhau ( thường thì tháng 9 sẽ có 1 lần thi , đỗ sẽ vào học tháng 10 , tiếp theo là kì thi tháng 12 và tháng 2 nếu đỗ sẽ nhập học tháng 4 ).

Các bạn ở Việt Nam khi sang nhật du học sẽ đầu tiên là vào trường tiếng học tiếng , trường tiếng cũng có 2 đợt nhập học là tháng 10 và tháng 4, tuy nhiên sẽ cùng tốt nghiệp vào 1 thời điểm là tháng 4 của năm sau nữa. Tức là nếu vào học tháng 10 bạn chỉ có 1 năm 6 tháng đến lúc ra trường còn tháng 4 sẽ có 2 năm. Thời gian chuyển bị đến lúc thi cao học ít nhất sẽ cần 6 tháng do đó tương ứng bạn sẽ có 1 năm và 1 năm rưỡi để học tiếng. Vì vậy những bạn sang tháng 10 sẽ vất vả hơn khá nhiều so với tháng 4.

2 Chọn trường

Trường đại học tại Nhật thông thường được chia làm 3 cấp theo mức độ khó. Nếu bạn muốn tìm thông tin về độ khó (hay là lever ) của trường thì chỉ cần vào google gõ ( tên trường +偏差値 )

Trường loại 1 (一流大学)là những trường top như 東京、早稲田、上智 、中央、立教など..điểm 偏差値 60 +

Những trường này yêu cầu vào trường rất cao thường là cả tiếng Nhật (N1) và tiếng Anh . Khi thi sẽ phải thi từ 3 đến 4 vòng ( 2 viết luận , luật 1 là kiến thức cơ bản ngành , luận 2 là kiến thức chuyên ngành , tiếp theo là phỏng vấn , bài thứ 4 có thể là ngoại ngữ )

Trường loại 2 (二流大学):  桜美林、文京、亜細亜、国士舘など điểm偏差値khoảng từ 40-5x. Thường chỉ yêu cầu tiếng Nhật ( N2 hoặc N1) , thi 1 bài luận và phỏng vấn

Trường loại 3(三流大学)神奈川、東京富士、千葉大、日本経済など偏差値 40 trở xuống , thậm chỉ có những trường chỉ để xin visa. Những trường này có khi chỉ cần phỏng vấn là xong, cũng có trường thi viết nhưng mức độ tương đối dễ.

Dưới đây là web hỗ trợ tìm trường để bạn tham khảo

http://www.jpss.jp/ja/

( có cả tiếng việt ở một số nội dung, web này là trang hỗ trợ du học sinh của chính phủ Nhật có rất nhiều thông tin cho bạn từ tìm trường , thông tin trường , học phí , yêu cầu đầu vào ...)

3 Chọn giáo sư hướng dẫn

Trước kì thi vào trường khoảng 3 tháng bạn sẽ phải liên lạc với giáo sư để xin giáo sư hướng dẫn đề tài cao học. Lý do là vì nếu bạn không liên lạc thì có khả năng lúc vào trường sẽ không có ai hướng dẫn bạn , dẫn tới việc trong kì thi bạn sẽ bị hỏi xoáy để đánh trượt. Hơn nữa viết 1 bản kế hoạch nghiên cứu rất khó thường sẽ có nhiều sai sót, nếu bạn gặp được giáo sư tốt thì có thể họ sẽ chỉ dẫn thêm cho bạn về những thiếu sót đó, lúc phỏng vấn cũng như về sau nghiên cứu sẽ dễ dàng. Tóm lại là lợi đủ đường. Với những bạn muốn vào học tháng 4 thì có lẽ đã phải liên lạc với giáo sư từ tháng 7 năm trước, càng sớm thì càng nhàn sau này.

Tuy nhiên việc tìm giáo sư cũng không đơn giản vì thường là do khả năng tiếng của du học sinh Việt ít ai có được N1 trước khi vào cao học. Bản thân mình cũng đã bị từ chối khoảng 5 lần trước khi có giáo sư nhận.

Dưới đây là web để tìm giáo sư hướng dẫn:

http://researchmap.jp/search/

Bạn nên search theo chuyên ngành học sẽ dễ ra kết quả.

4 Những thứ cần chuyển bị trước kì thi cao học

Đây có lẽ là thứ quan trọng nhất mà bạn nên dồn sức vào chuyển bị, là thứ quyết định bạn có dễ dàng được giáo sư nhận vào hướng dẫn không, vì theo các giáo sư nói lại thì cao học đã là nơi để nghiên cứu chứ ko còn chỉ học đơn thuần nữa.

Quan trọng nhất là kế hoạch nghiên cứu(研究計画書) tóm lược đề tài của bạn. Mình lúc sang đã rất vất vả với bản nghiên cứu vì trường tiếng chỉ giúp được bạn về chính tả và tiếng chứ không giúp được bạn về nội dung nghiên cứu, mình đã phải viết qua 5 bản nghiên cứu mới được nhận vào cao học ( vì lúc đó chả có ai chỉ dùm cho đến khi gặp được một giáo sư rất tốt đã hướng dẫn mình viết). Điều quan trọng của kế hoạch nghiên cứu là vấn đề nghiên cứu của bạn phải thật rõ ràng, xác định được rõ nội dung , phạm vi , quá trình làm đề tài. Vì vấn đề này khá dài nên mình sẽ đề cập đến ở phần II của bài viết.

Quan trọng thứ hai là lý do xin vào trường (志望理由書), tóm lược 3 nội dung sau

+ Tại sao lại học ngành này ( hay muốn nghiên cứu đề tài này )

+Lý do chọn trường

+ Dự định sau ra trường

Cụ thể mình cũng sẽ đề cập ở phần II.

Kết: Đây là quá trình cơ bản từ lúc sang học tiếng đến lúc thi , hi vọng sẽ có tác dụng phần nào đó với các bạn. Cảm ơn vì đã đọc.

Nếu có gì cần hỏi thêm xin liên lạc qua mail tranmanhtuan30091990@gmail.com hoặc Fb Tuantm94@wru.vn
 

Admin

Hỗ Trợ Mọi Người
Thành viên BQT
Boss
Rất cảm ơn bài viết đóng góp rất có giá trị của bạn.
Hy vọng sẽ được đọc phần 2 :)

Mình chỉ có 1 điểm chú ý ở đây đó là ko khuyến khích những ai có dự định vào cao học sớm (sau 1 năm 8 tháng như bạn)

Bởi vì sao? → chắc bạn cũng nhận thấy vào môi trường đại học ở Nhật nó khắc nghiệt như thế nào (Hơn nữa đó là cao học)
Thời xưa mình tốt nghiệp trường tiếng sau 2 năm đã thi đỗ 1級 rồi,và sau khi dự thi đại học,đã đỗ 1 trường đại học quốc lập ở đây.Vào môi trường đại học lúc đầu cứ tưởng ngon ăn dễ dàng (Vì có bằng 1級 rồi cơ mà).
Nhưng thực ra sau 1 tuần học đầu đã thấy mình còn rất kém,đọc sách hướng dẫn vẫn còn chậm,viết 1レポート còn sai về mặt ngôn ngữ chứ chưa nói đến chuyên môn.Và khi nói chuyện với bạn người Nhật học cùng còn nhiều khi ko hiểu họ đang nói đến cái gì hoặc ko truyền tải được hết ý tưởng của bản thân.
Đến khi học năm 4 vào phòng nghiên cứu thì phải làm thí nghiệm suốt ngày,cách ghi chép 実験メモ còn chưa đầy đủ và đúng quy cách bị thầy giáo mắng hoài,rồi hàng tuần lại phải làm 1 bài phát biểu rất mệt.
Còn học lên 大学院 thì yêu cầu còn phải cao hơn,không những về chuyên môn mà còn về tiếng Nhật và tiếng Anh.Vì khi đã học cao học ở đây còn phải đi cả 学会発表 trong và ngoài nước rất nhiều.chưa kể đến việc phải hỗ trợ cho những kohai học năm 4.(Vì môi trường học ở đây là sinh viên cao học thì thường sẽ phải hỗ trợ cho những học sinh năm 4 mới vào phòng nghiên cứu)

Thử nghĩ xem với những ai mới tốt nghiệp trường tiếng sau 2 năm (hoặc 1 năm 6 tháng) liệu họ có thể theo học nổi ở cao học ko?

Nếu đã là 1 người thực sự muốn học muốn nghiên cứu thì mình khuyên nên xin vào làm nghiên cứu sinh của phòng lab đó 1 năm (tối thiểu 6 tháng) đã.Nhằm mục đích để làm quen với môi trường đại học ở đây (Vì nó khác hoàn toàn với đại học ở Việt Nam),và mục đích thứ 2 là hòa nhập với những người ở cùng phòng nghiên cứu.Bởi vì sẽ được tham gia vào các ゼミ của phòng,được nghe họ phát biểu sẽ hiểu thêm về tiếng Nhật chuyên ngành,cách làm bài power point để phát biểu như thế nào?
Sau 1 năm cứng cáp hơn rồi,và thầy giáo phụ trách phòng lab đó cũng đã hiểu hơn về mình rồi thì dự thi vào cũng sẽ dễ dàng hơn.

Còn nếu là muốn học nhanh để có cái bằng thì thực hiện như bài hướng dẫn của bạn.Vì những trường đầu vào dễ rất nhiều (đặc biệt là những trường đại học tư lập).
Ai muốn học,muốn nghiên cứu thực sự thì nên nhắm đến những đại học quốc lập vì ở đó sẽ nhận được hộ trợ rất tốt (100% sẽ miễn giảm học phí,được ở những khu nhà ký túc 国際交流会館 dành riêng cho du học sinh với giá chưa đến 5000¥/tháng,Và được giới thiệu rất nhiều học bổng có giá trị cao)

Đây là đánh giá của mình dành cho những ai muốn theo học đại học,cao học ở Nhật ngành kỹ thuật.
Ngành kinh tế,xã hội thì những trường tư lập như 早稲田大、上智大 lại là đầu bảng nhé :)

Lới nhắn nhủ của mình:Đừng tập trung đến danh tiếng trường học,mà hãy tập trung suy nghĩ xem mình muốn học muốn nghiên cứu về cái gì,và ở đâu sẽ tạo được cho mình điều kiện tốt nhất để có thể học tập,nghiên cứu được.
 

adk tham

Thành Viên Mới
hiện tại e đang học tiếng nhật ở nhật. e dự định học xong tiếng thj học cao học. máy anh chj đi trước và đã có rất nhiều kinh nghiệm, máy anh chj có thể tư vấn cho e một chút có dudocj ko ah
 

Tuan_vimaru

Thành Viên Mới
bạn nào có kinh nghiệm về học tại chức tại Nhật chưa? Kiểu ngày đi làm tối và cuối tuần đi học ấy. mình thì đã đến hỏi trường 名古屋工業大学 rồi. họ thì vẫn có. thời gian học cao học là 1 năm
các bạn khác có thể đóng gọp thêm. mình biết nhiều anh e kỹ sư đang muốn nâng cao trình độ bên nhật này
mà nếu theo hệ tại chức này thì với kinh nghiệm trên 3 năm bên Nhật sẽ đk miễn giảm 75% học phí. nghĩa là chỉ học 1 năm là tốt nghiệp mà mất cỡ 40man học phí thôi.

A mình cũng đã soudan với người phụ trách tuyển sinh về thời gian học tại chực sẽ là tối thứ 3 và tối thứ 5 (18h20 đến 21h20)



Học t7 cả ngày

Vì là học tại chức nên không phải tham gia hổi thảo nhiều hay gì cả

Yêu cầu với người nước ngoài là tiếng Nhật có thể nghe giảng lý giải được những gì thầy cô dạy

Đầu vào khi tuyển sinh cũng đơn giản hơn (chỉ hỏi qua về chào hỏi tiếng anh, phỏng vấn qua về chủ đề nghiên cứu, …) tất nhiên họ khuyến khích chuẩn bị đề cương nghiên cứu càng chi tiết càng tốt.

Ưu điểm của loại hình này qúa là rõ ràng đối với lực lượng kỹ sư việt nam bên này. Anh em vừa có thu nhập thoải mái, vừa có bằng cấp trình độ. Chỉ có chịu khó một chút thôi.

Các chế độ sẽ như một sinh viên cao học. Nhưng nhờ có kinh nghiệm nên mọi thứ sẽ được dễ dàng hơn (mình có trao đổi thì thầy cô bên tuyển sinh bảo rằng hệ tịa chức mới biết cái minh học nó quang trọng như thế nào, hơn nữa họ có việc làm nên sẽ nâng rank cho trường)



※Và nếu anh e vào học thấy hay quá thì vẫn có thể học lên tiến sĩ
 

Quảng Cáo

Thành Viên Online

Không có thành viên trực tuyến.
Top