Văn hóa "ngủ gật" của người Nhật Bản

  • Thread starter nntruong
  • Ngày gửi
N

nntruong

Guest
Khi nhắc đến con người Nhật, chúng ta luôn nghĩ đến một dân tộc siêng năng, chăm chỉ với 3 chữ S điển hình : Smile, silent và sleep (cười mỉm, im lạng và ngủ). Trong đó, ngủ gật là điều thường xuyên được nhắc đến nhất.

rong hội nghị của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới FAO tổ chức tại Rome, hình ảnh một số thành viên trong phái đoàn Nhật đang gật gù trong giờ hội nghị khiến đại biểu các phái đoàn khác có cái nhìn không thiện cảm. Nhưng ít ai biết, "gật gù" là hình ảnh của người Nhật xuất hiện ở mọi nơi mọi lúc. Trên xe điện, xe bus, trong thư viện, thậm chí là các hội nghị hội thảo và tranh luận của quốc hội.

Hình ảnh thường thấy trên các giảng đường đại học là các sinh viên gục xuống bàn ngủ trong giờ học. Cả giảng đường 70,80 người có lúc chỉ còn 7,8 người là còn tỉnh táo nghe giáo sư giảng. Và người ta đặt ngược lại một câu hỏi : " Liệu dân tộc Nhật có phải là dân tộc rất siêng năng và cần cù không?"

Trước thập niên 90, những câu khẩu hiệu thường xuyên xuất hiện nhất thường là "Hãy chiến đầu 24h mỗi ngày , hỡi các businessman, những businessman người Nhật". Đây là câu nói điển hình đặc trưng cho lối sống của người Nhật Bản. Mặc dù các viên chức Nhật đã có thể nghỉ 2 ngày cuooir tuần nhưng thời gian làm việc của ngày thứ 7 thường được chia đều cho các ngày trong tuần. Họ làm thêm giờ là chuyện rất ư bình thường. Chính vì lối sống như thế nên không có gì lạ khi họ gật gù ở mọi lúc mọi nơi.

Trạng thái "gật gù" thường thấy nhất là ở trên cá phương tiện công cộng. Khi di chuyển trên các phương tiện này, người ta thấy cảm giác an toàn nên rất dễ rơi vào giác ngủ. Tại Tokyo và Osaka luôn có hệ thống xe điện chạy quanh thành phố. Nếu bạn có lỡ ngủ quên thì vẫn có thể ngủ tiếp để chờ xe điện vòng lại lần nữa.

Tuy nhiên, vì sao chúng ta nói "ngủ gật " là văn hóa của người Nhật. Đơn giản vì bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên khi một người đang say sưa gật gù lại có thể đứng bật dậy xuống đúng ga mình cần xuống, hay môt vị quan khách đang nhắm mắt tại hội thảo vẫn có thể tán thưởng khi bài phát biểu chấm dứt và thậm chí còn phản biện lại rát hăng say. Như vậy, mặc dù gật gù nhắm mắt nhưng các giác quan khác của họ vẫn hoạt động bình thường, tai vẫn nghe được các thông tin, não vẫn xử lý những thông tin đó.

Bạn có thấy, ngủ gật ở Nhật đúng là một nghệ thuật chưa?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Quảng Cáo

Thành Viên Online

Không có thành viên trực tuyến.
Top